Cách phân loại máy mài phẳng
Máy mài phẳng được sử dụng rộng rãi trong ngành cơ khí đảm bảo cho sản phẩm gia công có bề mặt đẹp, mịn màng, tăng cường thẩm mỹ. Quá trình sử dụng máy cũng tiềm ẩn không ít nguy hiểm đòi hỏi người dùng phải biết sử dụng đúng cách. Sau đây là những thông tin cần biết để lựa chọn và vận hành máy mài phẳng một cách an toàn.
Máy mài phẳng là gì?
Máy mài phẳng hay máy mài mặt phẳng là thiết bị cơ khí chuyên dụng để mài nhẵn, làm phẳng bề mặt của vật liệu/chi tiết gia công làm từ các chất liệu sắt, thép, kim loại,… Việc sử dụng máy mài giúp cho bề mặt của sản phẩm/chi tiết sau khi gia công trở nên bóng đẹp, mịn, tính thẩm mỹ tăng lên rất nhiều.

Cách phân loại máy mài phẳng
Xem thêm: cách phân loại máy mài cnc
Nguyên lý hoạt động của máy khá đơn giản, chỉ cần bật nguồn để viên đá mài có thể chuyển động lên xuống và cà nhẵn bề mặt của chi tiết đang được kẹp chặt ở bàn kẹp. Bàn kẹp của máy mài cũng có thể di chuyển tịnh tiến theo các phương hướng khác nhau để đảm bảo việc mài được chính xác, tỉ mỉ hơn, mài được tất cả góc cạnh nhỏ hẹp, góc khuất.
Các loại máy mài phẳng
Có thể phân loại máy mài phẳng thành những nhóm sau đây:
Máy mài phẳng dùng trục: Có loại 1 trục, 2 trục, 3 trục, khi máy mài vận hành người dùng muốn trục nào di chuyển thì phải dùng tay để quay trục đó. Loại máy mài này gần như là hoạt động thủ công, phải dùng sức của con người, thích hợp cho việc đào tạo nghề và gia công đơn giản.
Máy mài phẳng bán tự động: Vẫn có 1 trục, 2 trục hoặc 3 trục nhưng được kết hợp với thủy lực hoặc năng lượng điện để điều khiển các trục cho nên đỡ mất sức lao động hơn.
Máy mài phẳng tự động: Tất cả các trục của loại máy mài này đều được điều khiển tự động thông qua chương trình PLC.

Cách phân loại máy mài phẳng
Máy mài phẳng CNC: Đây là dòng máy mài cao cấp hoàn toàn tự động hóa, bạn muốn mài bóng nhẵn với chi tiết có kích cỡ ra sao, mài vị trí nào chỉ cần nhập thông số vào phần mềm CNC là máy tự động làm việc.