Cấu tạo máy khoan cần và nguyên lý chuyển động
Cấu tạo của máy khoan cần
Máy khoan cần được ưu tiên sản xuất và lắp ráp từ những chất liệu có chất lượng cao. Gồm các bộ phận chính như sau:
+ Bảng điều khiển
+ Cữ hành trình
+ Tay quay (trục chính, đầu khoan)
+ Trục chính
+ Bàn máy
+ Hộp chạy dao
+ Thân máy
+ Động cơ bơm nước

cấu tạo máy khoan cần
Nguyên lý chuyển động của máy khoan
Nguyên lý chuyển động và kết cấu động học máy khoan cần là dựa trên sự kết hợp giữa chuyển động quay tròn và chuyển động tịnh tiến của dao cắt, hình thành bề mặt gia công. Trong đó, khi gia công các bề mặt tuân theo chuyển động tạo hình có đường chuẩn là đường tròn và dịch chuyển thẳng theo đường chuẩn (đường sinh).
Chuyển động tạo hình:
– Chuyển động chính: là chuyển động quay tròn của mũi khoan.
– Chuyển động chạy dao: là chuyển động tịnh tiến của mũi khoan theo phương thẳng đứng
Chuyển động cắt gọt:
– Là chuyển động cần thiết để thực hiện và tiếp tục quá trình bóc phôi ở máy khoan cần. Chuyển động này sẽ trùng với chuyển động tạo hình.
Chuyển động phân độ:
– Là chuyển động cần thiết để dịch chuyển dao cắt và phôi sang vị trí mới khi trên chi tiết có nhiều bề mặt cơ bản giống nhau..
– Khi không có đồ gá chuyên dùng thì chuyển động phân độ độc lập với chuyển động tạo hình, có nghĩa là chuyển động phân độ sẽ mang tính chất liên tục.
Chuyển động định vị:
– Chuyển động này nhằm khống chế kích thước của bề mặt gia công, xác định hướng , tọa độ phôi và dao cắt với nhau. Điều đó có nghĩa là xác định vị trí tương đối của đường sinh và đường chuẩn với nhau trong các trục tọa độ của máy khoan cần.
– Chuyển động định vị có thể là chuyển động ăn dao nếu trong lúc thực hiện có tiến hành cắt gọt và có thể là chuyển động điều chỉnh nếu trong lúc thực hiện không có quá trình cắt gọt.
Ngoài ra còn có các chuyển động khác như: chuyển động điều khiển, chuyển động phụ
CAD/CAM VIỆT NAM chuyên cung cấp máy khoan chuyên phục vụ sản xuất gia công cơ khí tại Hà Nội liện hệ ngay hotline để được tư vấn đặt hàng.