Hotline: (HN) 0914 155 319 - (HCM) 0918 652 523

1705/2024

Mài là gì? Quá trình mài diễn ra như thế nào?

Mài là một quá trình gia công cơ khí mài mòn được sử dụng để gia công tinh và hoàn thiện phôi đã qua gia công thô trên các máy tiện,… Nó có thể được thực hiện thủ công trên các máy khác với đồ gá mài hoặc sử dụng máy mài CNC. Như với tất cả các quy trình mài mòn, vật liệu thừa được loại bỏ khỏi phôi dưới dạng phoi vụn. Quá trình cắt thực sự được thực hiện bởi các cạnh của các tinh thể khoáng cứng có kích thước siêu nhỏ trong dụng cụ mài.

Máy mài tròn trong (Máy mài lỗ)

Giống như loại máy mài tròn ngoài, máy mài tròn trong có đá mài thường nhỏ hơn kích thước của các lỗ chi tiết cần được xử lý. Các phôi được cố định và xoay tròn quanh mâm cặp; hai bề mặt quay ngược chiều nhau khi tiếp xúc.

Phương pháp mài tròn trong trên máy mài tròn trong vạn năng:

Thiết bị mài tròn trong:

Trên máy mài tròn trong vạn năng có trang bị thêm một đầu mài phụ để mài tròn trong, đầu mài lỗ được lắp ngay trên đầu mài chính và dễ dàng xoay đến vị trí gia công khi cần thiết

Trên máy có thể gia công hoàn tất đường kính ngoài và đường kính lỗ trong cùng một lần gá, đây là điểm tiện lợi của máy

Đá để mài lỗ phụ thuộc vào loại chi tiết và độ cứng vững của máy, thường chọn đá lỗ mềm hơn đá mài tròn ngoài vì diện tích tiếp xúc giữa đá và chi tiết gia công lớn, đá mềm lực cắt sinh ra nhỏ hơn đá cứng sẽ giảm được rung động trong quá trình cắt.

Đường kính của đá mài trong phải nhỏ hơn đường kính lỗ cần mài, nhưng đường kính đá nhỏ quá thì hiệu suất mài thấp nên chọn đường kính đá mài hợp lý. Thông thường đường kính đá bằng 2/3 đến 3/4 đường kính lỗ cần mài là phù hợp

Phương pháp mài tròn trong:

Có 2 phương pháp mài tròn trong:

Đá mài và chi tiết cùng thực hiện chuyển động quay:

Khi mài chi tiết và đá quay ngược chiều nhau

Chi tiết được trên mâm cặp hoặc trên 2 mũi tâm

Chi tiết cố định còn đá mài vừa quay vừa di chuyển:

Khi mài chi tiết tiết đứng yên, đá di chuyển theo mặt trong của lỗ

Chi tiết dạng không tròn được gá trên đồ gá riêng

Tốc độ cắt khi mài tròn trong:

Khi mài tròn trong tốc độ cắt được điều chỉnh lớn hơn 2 lần khi mài tròn ngoài

Thép thường chọn v = 20 – 40 m/ph (mài thô – mài tinh)

Gang đúc: v = 20 – 50m/ph (mài thô – mài tinh)

Thép rèn: v = 16 – 40m/ph (mài thô – mài tinh)

Xem them: an toàn lao động khi vận hành máy mài phẳng

Các dạng sai hỏng khi sử dụng máy mài tròn trong, nguyên nhân và cách khắc phục

Các dạng sai hỏng

Nguyên nhân

Cách khắc phục

1. Kích thước lỗ lớn

Do điều chỉnh cữ mài sai

Dụng cụ đo không chính xác

Bề mặt chi tiết và phần tiếp xúc của dụng cụ đo bị bụi bẩn

Sửa đá chưa đạt 

Kiểm tra và điều chỉnh lại cữ mài 

Sữa chữa hoặc thay thế dụng cụ đo chính xác hơn

Lau sạch dụng cụ đo và chi tiết trước khi đo

Kiểm tra và rà sửa lại đá mài 

2. Đường kính lỗ bị nhỏ 

Do điều chỉnh cữ mài sai

Sử dụng calip đo lỗ bị sai hỏng, mòn nhiều

Lượng tiến dọc của đá quá lớn

Chi tiết mài quá nóng vì chọn chế độ mài quá lớn

Không đủ dung dịch làm nguội 

Kiểm tra và điều chỉnh lại cữ mài

Sữa chữa hoặc thay thế dụng cụ đo chính xác hơn

Kiểm tra và giảm lượng tiến dọc của đá phù hợp

Kiểm tra và hiệu chỉnh lại chế độ mài

Bổ sung dung dịch làm nguội

3. Lỗ bị côn 

Hành trình chuyển động của bàn máy không ổn định, bị gián đoạn

Góc xoay ụ mài sai

Đá mài gá thấp hơn tâm

Lực ép vào trục đá quá lớn

Đá ăn chưa hết chiều dài của lỗ mài 

Kiểm tra lại hệ thống thủy lực của bàn máy

Hiệu chỉnh lại vị trí của ụ mài

Điều chỉnh lại tâm của đá ngang với tâm chi tiết

Giảm chế độ mài

Điều chỉnh lại khoảng chạy của bàn máy để đá mằi hết chiều dài chi tiết

4. Lỗ mài bị ôvan

Do lượng chạy dao không đều, ngắt quãng

Lỗ trước khi mài đã bị ovan nhiều

Mâm cặp bị đảo

Đồ gá và các vấu kẹp bị bẩn

Lực kẹp quá lớn gây ra biến dạng

Lượng dư không đều 

Kiểm tra và điều chỉnh lại cơ cấu chạy dao

Chọn và kiểm tra chi tiết chính xác trước khi mài

Kiểm tra và rà chỉnh lại mâm cặp trên máy

Lau sạch vấu kẹp và đồ gá trước khi sử dụng

Giảm bớt lực kẹp đủ chặt 

5. Độ bóng không đạt, có nhiều vết xước 

Tốc độ quay của chi tiết và tốc độ chuyển động của bàn máy quá lớn

Đá mài có độ hạt quá lớn

Sửa đá chưa đạt yêu cẩu

Trục đá và trục gá chi tiết bị rung do ổ trục bị rơ chính bị đảo 

Giảm tốc độ quay của đá và tốc độ chuyển động của bàn máy

Thay đá mài có độ hạt mịn hơn

Rà sửa lại đá đúng kỹ thuật

Chỉnh lại độ rơ ổ trục chính 

6. Lỗ bị lệch tâm 

Trục gá phôi bị đảo

Kiểm tra và mài lại trên máy

7. Mạt mài bị cháy

Đá quá cứng

Lượng tiến ngang quá lớn

Hành trình của bàn không đều 

Thay đá phù hợp

Giảm bớt lượng chạy dao ngang

Kiểm tra lại hệ thống thủy lực 

TƯ VẤN & BÁO GIÁ