Danh mục bài viết
Nguyên lý hoạt động của máy khoan cần
Nguyên lý chuyển động máy khoan cần và kết cấu động học dựa trên sự kết hợp giữa chuyển động quay tròn và chuyển động tịnh tiến của dao cắt, hình thành bề mặt gia công. Trong đó, khi gia công các bề mặt tuân theo chuyển động tạo hình có đường chuẩn là đường tròn và dịch chuyển thẳng theo đường chuẩn (đường sinh).
Chuyển động tạo hình:
– Chuyển động chính: là chuyển động của trục chính truyền động tới mũi khoan thông qua côn trục chính.
– Chuyển động chạy dao: là chuyển động tịnh tiến của mũi khoan theo phương thẳng đứng xuống sản phẩm.
Chuyển động cắt gọt:
– Là chuyển động tịnh tiến dọc của mũi khoan khi ăn vào phôi , phôi sẽ được bóc từng lớp tạo thành chip xoắn thoát qua me của mũi khoan.
– Tùy vào từng vật liệu, từng loại mũi khoan, và kích thước khoan mà ta sẽ chọn chuyển động tối ưu nhất để có thể gia công sản phẩm đạt năng suất cao nhưng vẫn đảm bảo độ bền của máy.
Chuyển động phân độ:
– Là chuyển động của cần máy thông qua cột máy. Chuyển động này vẫn giữ nguyên chiều cao hành trình của trục chính tới sản phẩm. Định vị đầu mũi khoan theo phương ngang giúp cho thông số khoan hoặc taro chính xác nhât theo yêu cầu gia công của khách hàng
– Khi không có đồ gá chuyên dùng thì chuyển động phân độ độc lập với chuyển động tạo hình, có nghĩa là chuyển động phân độ sẽ mang tính chất liên tục.
Chuyển động định vị:
– Chuyển động này nhằm khống chế kích thước của bề mặt gia công, xác định hướng , tọa độ phôi và dao cắt với nhau. Chuyển động này chỉ là hành trình khoan cố định lên sản phẩm, giúp đảm bảo sai số gia công tối ưu nhất cho sản phẩm
– Chuyển động định vị có thể là chuyển động ăn dao nếu trong lúc thực hiện có tiến hành cắt gọt và có thể là chuyển động điều chỉnh nếu trong lúc thực hiện không có quá trình cắt gọt.
Ngoài ra còn có các chuyển động khác như: chuyển động điều khiển, chuyển động phụ